Xếp hạng các tựa game Castlevania hay nhất

MuaGame.vn 3 năm trước 1235 lượt xem

Kể từ thời máy NES, gần như không ai không biết đến Castlevania, tựa game đã sinh ra một thể loại game riêng cho mình (Metroidvania) và cũng là cảm hứng cho vô số tựa game kinh dị, side-scrolling về sau này như Bloodstained Ritual of the Night và Curse of the Moon, thậm chí là được chuyển thể thành loạt phim trên Netflix. Và số phần game Castlevania từ trước tới đây không hề ít nên bảng xếp hạng sau đây sẽ nêu danh các phần được cộng đồng fan yêu thích nhất từ trước tới nay.

10- Castlevania 3 Dracula's Curse (NES)

 

Sau sai lầm ở Castlevania 2 Simon's Quest khi thiết kế game với quá nhiều câu đố quá khó hiểu, Castlevania 3: Dracula's Curse đã nhanh chóng sửa chữa sai lầm đó với lối chơi linear hơn (các màn chơi được thiết kế đơn giản hơn thay vì quá nhiều lối đi ngoằn ngoèo gây bối rối cho người chơi). Với nhiều nhân vật để người chơi điều khiển hơn, và để bù cho lối chơi "từ A tới B", độ thử thách của game đã được nâng thủng trần và được nhiều game thủ cho là phần khó nhất trong bộ 3 game Castlevania trên NES. Nếu ai chơi qua game này mà không phải chết gần cả trăm lần chỉ để đi tới giữa game thì xin chỉ giáo cho cộng đồng game bí quyết nhé.

9- Castlevania 1 (NES)

Tựa game khởi đầu cho huyền thoại Castlevania trên máy NES và các hệ máy về sau, Với cuộc chiến giữa gia tộc Thợ săn ma cà rồng Belmont và Dracula vẫn đang diễn ra ác liệt, với đồ họa, tone màu và âm thanh được thiết kế rất tốt cho một game thời NES góp phần biến game thành một tựa game kinh điển. Ngay cả với thanh máu khá dài và vũ khí đa dạng, chữ "dễ" không phải là một từ chính xác dùng để tả độ khó của game. Một phần gây khó dễ cho người chơi là hệ thống điều khiển quá cứng nhắc, nhất là việc nhảy trong game. Người chơi sẽ phải canh rất chuẩn trước khi ấn nút nhảy để không phải chết nhảm và phí 1UP. 

8- Castlevania: Bloodlines (SEGA Genesis)

 

Từng là một tựa game độc quyền cho Nintendo trong một thời gian, Castlevania chính thức được nhảy sang các đối thủ cạnh tranh với Bloodlines, và là phần game độc quyền cho SEGA Genesis. Game không khác mấy so với các phần trước về mảng thiết kế, mạng đậm yếu tố hành động và lối chơi platforming mang tính thử thách cao. So với các phần game Castlevania với đồ họa 16 bit cùng thời,đồ họa của Bloodlines trông vẫn khá tốt đối với tiêu chuẩn ngày nay.

7- Castlevania: Dawn of Sorrow

 

Phần game tiếp nối Aria of Sorrow, lấy bối cảnh ở thời hiện đại thay vì thời trung cổ như các phần Castlevania đi trước và cho phép người chơi tiếp tục vào vai Soma Cruz, nhân vật chính với sức mạnh siêu nhiên thay vì một thành viên của gia tộc Belmont và lối chơi Metroidvania (bản đồ được thiết kế với nhiều hướng đi và ngõ ngách bí mật để người chơi khám phá), khiến game có nhiều điểm tương đồng với Castlevania Symphony of the Night và một vài phần Castlevania khác. Mấu chốt của việc game ra mắt trên DS là để sử dụng hệ thống màn hình đôi của máy. Với bản đồ game hiển trị ở màn hình trên để người chơi dễ quan sát và thao tác khi tìm đường và không phải mất công pause game để nhìn bản đồ,khiến việc chơi game bị gián đoạn.

6- Castlevania: Order of Ecclesia 

Phần Castlevania cuối cùng trên Nintendo DS và là phần cuối cùng do Koji Igarashi sản xuất, sau một thời gian dài gắn bó với dòng game này. Order of Ecclesia thay đổi lối chơi và đưa game về kiểu chơi linear của dòng Castlevania cổ điển, nhất là với yếu tố chơi theo màn thay vì một bản đồ lớn để khám phá. Người chơi sẽ vào vai nhân vật chính (một lần nữa không phải là thành viên nhà Belmont) Shannoa với khả năng cướp sức mạnh của kẻ địch và dùng chúng làm vũ khí. Tuy không phải là cây roi Vampire Killer kinh điển, khả năng này cũng giúp không ít fan của Castlevania chào đón phần game này khá nồng nhiệt.

5- Castlevania: Lords of Shadow

Ban đầu chỉ có tên là Lords of Shadow thay vì Castlevania Lords of Shadow, những ai chơi qua game này đều gãi đầu thắc mắc rằng game này có liên quan gì tới cốt truyện chung của Castlevania ngoài nhân vật Gabriel Belmont. Tuy nhiên nếu nhìn theo một khía cạnh khác thì Lords of Shadow là một tựa game hành động-phiêu lưu chặt chém khá hay bị đánh giá thấp do cốt truyện không được tốt. Với vài diễn viên Hollywood lồng tiếng, nhạc nền giao hưởng phong cách Gothic và tone màu đen tối cũng phần nào giúp game có một chỗ đứng trong lòng fan. Lords of Shadow 2 và Mirror of Fate thì không được may mắn như vậy.

4- Castlevania: Rondo of Blood

Phần này có hai phiên bản, Rondo of Blood (phiên bản trong bảng xếp hạng này) và bản kia là Dracula X, ra mắt trên SNES. Nếu bạn muốn chơi phiên bản Rondo of Blood vào thập niên 90 thì bạn cần phải mua một chiếc máy PC Engine CD, tức là phiên bản sản xuất tại Nhật của máy TurboGrafx-16. Hiện nay thì người chơi có thể chơi bản port của game trên PS4 khi mua gói Castlevania Requiem (đi kèm với Castlevania Symphony of the Night). Với đồ họa đẹp mắt và các animation mượt mà cộng với âm thanh thiết kế rất tốt. Rondo of Blood là một trong các phần Castlevania ít được biết tới nhưng không thể bỏ qua.

3- Castlevania: Aria of Sorrow

Phần game Castlevania cuối cùng dành cho máy Gameboy Advance và cũng là phần Castlevania hay nhất trên máy Gameboy Advance, và game đạt được điều này nhờ việc đi theo một bối cảnh khác so với dòng Castlevania cổ điển. Dracula vẫn đóng vai trò quan trong game nhưng vai trò này được thay đổi rất nhiều. Soma Cruz, nhân vật chính của game (và là lần xuất hiện đầu tiên của anh trước phần Dawn of Sorrow), với vô số vũ khí và sức mạnh mà Soma có thể thu thập từ kẻ địch để sử dụng trong cuộc phiêu lưu của mình. Aria of Sorrow đi theo lối chơi Metroidvania với thiết kế bản đồ, đồ họa và kẻ địch rất tốt. Nếu ai còn máy Gameboy Advance hay Gameboy Advance Emulator trên PC thì nên thử qua game này. 

2- Castlevania: Symphony of the Night

Phần game Castlevania thay đổi cục diện của toàn bộ dòng Castlevania. Symphony of the Night gần như hoàn toàn tách khỏi truyền thống của Castlevania, thêm vào yếu tố RPG, sử dụng một bản đồ rộng lớn để người chơi khám phá (lấy ý tưởng từ dòng game Metroid) và đi sâu hơn vào cốt truyện thay vì đi theo từng màn. Cũng từ Symphony of the Night, vô số tựa game với lối chơi metroidvania và bối cảnh tương tự đã được sinh ra trong các thập kỉ về sau. Tuy ra mắt trên PS1, Konami quyết định không sử dụng đồ họa 3D cho game (ít nhất là không hoàn toàn), thay vào đó sử dụng đồ họa 2D kinh điển và thêm vào đồ họa 3D ở một vài chỗ để tăng vẻ đẹp của game lên mà không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của Castlevania. Nếu là fan mới của dòng game Castlevania thì đây là một tựa game mà bạn không thể không sở hữu.

1- Super Castlevania IV

Chắc chắn sẽ có nhiều tranh cãi quanh việc Symphony of the Night hay Aria of Sorrow không nằm ở vị trí số 1. Nhưng Super Castlevania IV là phần game đã hoàn thiện hóa toàn bộ các yếu tố truyền thống của dòng game Castlevania. Với yếu tố hành động-platforming được thiết kế hoàn hảo dành cho một tựa game 2D. Hệ thống điều khiển và di chuyển trong đã được mài dũa chuẩn xác. Với sức mạnh của máy SNES thời bấy giờ, Konami có thể đầu tư vào việc tạo ra các sprite chi tiết hơn cho Simon Belmont và các kẻ địch trong game, cùng với thiết kế phông nền đẹp và có chiều sâu hơn. Nhưng nếu ai đã chơi qua Super Castlevania IV đều biết yếu tố chính giúp game giành vị trí số 1 là nhờ vào âm nhạc của game, được thiết kế tuyệt vời với phong cách giao hưởng gothic với đàn organ và sử dụng chip âm thanh mạnh mẽ của SNES để thật sự hòa từng bản nhạc nền vào mỗi màn chơi.  

Tin khác:

- 10 Tựa game giống Battlefield mà bạn nên chơi qua

- Các game miễn phí dành cho PS Plus tháng 11 vừa được công bố

1235 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

0 Đánh giá sản phẩm này

Chọn đánh giá của bạn
Mã xác nhận
0 Messenger Fanpage Zalo